Sử thi anh hùng Thần thoại Lưỡng Hà

Những câu chuyện này có xu hướng tập trung vào một anh hùng vĩ đại, dõi theo hành trình của họ thông qua các thử thách hoặc những sự kiện quan trọng trong cuộc sống của họ. Những câu chuyện như thế này có thể được tìm thấy ở nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, và thường đưa ra cái nhìn sâu sắc về các giá trị của những xã hội đó. Ví dụ, trong một nền văn hóa tôn vinh một anh hùng tôn kính các vị thần hay tôn trọng cha của họ, có thể suy ra rằng xã hội này coi trọng những đặc điểm đó.

Sử thi Gilgamesh

Bài chi tiết: Sử thi Gilgamesh

Sử thi Gilgamesh là một trong những huyền thoại Lưỡng Hà nổi tiếng nhất, và thường được coi là tác phẩm văn học lâu đời nhất được biết đến trên thế giới. Ban đầu nó là một số câu chuyện ngắn riêng lẻ, và không được kết hợp thành một sử thi liền mạch cho đến thế kỷ 18 TCN.[1] Câu chuyện kể về vị vua Sumer Gilgamesh, thường được cho là nhân vật có thật trong lịch sử, và người bạn thân Enkidu qua nhiều cuộc phiêu lưu và chinh phục, cuối cùng dẫn đến cái chết của Enkidu. Nửa sau của sử thi nói về nỗi đau khổ sau khi người bạn qua đời và hành trình đi tìm kiếm sự bất tử của Gilgamesh. Sau cùng, anh thất bại và chấp nhận sự thật rằng mình sẽ phải chết, và quay về trị vì Uruk như một vị vua tài đức.[4]

Huyền thoại về Adapa

Ghi chép sớm nhất về huyền thoại Adapa là từ thế kỷ 14 TCN. Adapa là một công dân Sumer được thần Enki ban phước với trí thông minh siêu việt. Tuy nhiên, một ngày nọ, Adapa bị gió nam quật ngã xuống biển và trong cơn thịnh nộ, anh đã bẻ gãy đôi cánh của gió nam để nó không còn thổi dược nữa. Adapa bị triệu đến để An xét xử, và trước anh đi, Enki cảnh báo anh không được ăn hay uống bất cứ thứ gì được mời. Sau đó, An cảm thấy mềm lòng khi nhận ra Adapa thông minh đến mức nào, và ban cho anh ta thức ăn bất tử, nhưng Adapa từ chối cho đã hứa với Enki, đã từ chối. Câu chuyện này được sử dụng như một lời giải thích cho sự sống hữu hạn của loài người, được cho là có liên quan tới câu chuyện về sự sa ngã của con người trong truyền thuyết Kitô giáo.[5]